image banner
Xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất cung ứng lúa giống chất lượng góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

An Giang được đánh giá là tỉnh có thế mạnh về hoạt động nhân giống lúa cộng đồng được duy trì ổn định về diện tích, mỗi năm toàn tỉnh có hơn 121 tổ sản xuất lúa giống, với diện tích nhân giống lúa (nông hộ) từ 21.000 – 30.000 ha/năm (11 huyện, thị), trong đó huyện Thoại Sơn chiếm 5.220 ha/năm (Trung tâm khuyến nông An Giang, 2020). Tuy nhiên, việc sản xuất riêng lẻ gây nhiều khó khăn khi tìm đầu ra cho lúa giống; các nông hộ phải tốn chi phí cao cho việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất và sơ chế hạt giống như: máy tách hạt lúa giống, máy cấy; một số lúa giống sản xuất ra không kịp đáp ứng với thay đổi nhu cầu thị trường, theo mùa vụ trong năm; chi phí cho kiểm định kiểm nghiệm giống còn cao nên phần lớn nông hộ chưa quan tâm đến kiểm định chất lượng hạt giống.

anh tin bai

Thoại Sơn là 01 trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm trong vùng trũng Tứ Giác Long Xuyên với tổng diện tích tự nhiên của huyện Thoại Sơn là 47.082ha, chiếm 13,3% diện tích của tỉnh An Giang, diện tích đất nông nghiệp của huyện: 40.967ha trong đó diện tích gieo trồng lúa bình quân 115.000ha/năm (3 vụ), năng suất đạt bình quân 6,3tấn/ha sản lượng đạt hơn 750.000tấn, đã góp phần không nhỏ cho sản lượng lương thực của tỉnh nhà. Nguồn thu nhập chính của người dân từ sản xuất lúa, huyện đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa chuyên canh sử dụng cùng một loại giống (OM5451, Jasmine 85, IR50404, Đài Thơm 8, OM18,...). Tuy nhiên, một số vùng nông dân chưa tiếp cận được nguồn giống tốt, đạt chất lượng do giống được bảo hộ và có bản quyền - phụ thuộc vào doanh nghiệp cung ứng (giá cả, số lượng); một số cơ sở sản xuất nhỏ lại có khuynh hướng gian lận chất lượng đối với một số giống lúa phổ biến (hút hàng), gây thiệt hại cho sản xuất của nông dân.

Hoạt động sản xuất và thương mại giống của tỉnh An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng, cần tăng cường để giảm: (i) phụ thuộc nguồn giống ban đầu (siêu nguyên chủng, nguyên chủng) để sản xuất; (ii) thiếu sự liên kết giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã trong vấn đề thương mại giống tại chỗ; (iii) phát triển diện tích sản xuất lúa giống chưa được quy hoạch tập trung để kiểm soát, quản lý chất lượng giống theo định hướng của ngành nông nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó, Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020: tỉ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đến năm 2020 đạt 70 - 85% và chấm dứt tình trạng các hộ gia đình tự sử dụng thóc thịt làm giống; năng suất tăng trên 15%; Và thực hiện chủ trương của Thủ tướng về tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền;

Với thực trạng trên, Chủ nhiệm đề tài KS. Phan Thành Tâm cùng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện nghiên cứu “Xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất cung ứng lúa giống chất lượng góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” với mục tiêu hình thành và phát triển một số vùng sản xuất lúa theo chuỗi từ khâu sản xuất lúa giống đến sản xuất lúa hàng hóa gắn doanh nghiệp tiêu thụ tại huyện Thoại Sơn, góp phần tăng lợi nhuận-thu nhập cho nông dân.

Huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang là huyện tập trung nhiều nguồn lực cho phòng trao xây dựng NTM nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân vùng nông thôn cũng là nơi thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, cây lúa nói riêng và các loại rau màu khác. Trong đó có 02 xã Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Trạch cũng đã được huyện đầu tư xây dựng nhiều mô hình phát triển HTX cho nông dân sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác trên địa bàn hướng đến sản xuất lúa chất lượng cao mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên qua thực hiện các mô hình có thể khẳng định rằng dự án đã đạt được mục tiêu đề ra và mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tham gia dự án. Trong đó đã thực hiện mô hình sản xuất lúa nguyên chủng từ nguồn siêu nguyên chủng (02ha/trên vụ) đạt theo quy chuẩn QCVN:01- 54:2011/BNNPTNT với diện tích 04 ha đạt tổng sản sản lượng 20,16 tấn (Hè thu: 10,9 tấn, Thu đông 9,56 tấn) đem lại lợi nhuận trung bình cho nông dân là 63.044.135 đồng/ha. (Hè Thu 67.583.270 đồng/ha; Thu Đông 58.405.000 đồng/ha).

Trong vụ Hè Thu và Thu Đông xây 02 mô hình sản xuất lúa giống xác nhận từ nguồn giống chủng đạt theo quy chuẩn QCVN 01-54:2011/BNNPTNT thông qua cơ quan kiểm định - kiểm nghiệm chất lượng công nhận với diện tích 200ha (vụ Hè Thu: 100ha, Thu Đông: 100ha) có gắn liên kết tiêu và đã được 02 doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản gồm: Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời và công ty cổ phần dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp – chi nhánh An Giang với tổng sản lượng đạt được là 1.280 tấn đã mang lại lợi nhuận trung bình cho nông dân từ 20.792.500 đồng (Hè Thu 19.915.000 đồng/ha; Thu Đông 21.670.000 đồng/ha) và đạt lợi nhuận trên 30% tăng thêm 10% so với mục tiêu đề ra là 20% so với sản xuất lúa hàng hóa.

Do điều kiện canh tác của 2 vụ khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân ở 2 vụ cũng khác biệt, tuy nhiên, ở cả 2 vụ, việc đầu tư vào chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón đều sẽ làm giảm lợi nhuận của nông dân.

Từ hiện trạng của một HTX nông nghiệp đó là HTX Vĩnh Trạch dự án cũng đã hỗ trợ nâng cao lượng hoạt động HTX và xây dựng phát triển HTX Vĩnh Trạch thành 01 HTX sản xuất - cung ứng lúa giống đạt chất lượng theo tiêu chuẩn QCVN:01- 54:2011/BNNPTNT, có logo nhận diện.

Nguồn:vista.gov.vn

 
 

image advertisement

Đăng nhập