image banner
  • Xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất cung ứng lúa giống chất lượng góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang

    An Giang được đánh giá là tỉnh có thế mạnh về hoạt động nhân giống lúa cộng đồng được duy trì ổn định về diện tích, mỗi năm toàn tỉnh có hơn 121 tổ sản xuất lúa giống, với diện tích nhân giống lúa (nông hộ) từ 21.000 – 30.000 ha/năm (11 huyện, thị), trong đó huyện Thoại Sơn chiếm 5.220 ha/năm (Trung tâm khuyến nông An Giang, 2020). Tuy nhiên, việc sản xuất riêng lẻ gây nhiều khó khăn khi tìm đầu ra cho lúa giống; các nông hộ phải tốn chi phí cao cho việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất và sơ chế hạt giống như: máy tách hạt lúa giống, máy cấy; một số lúa giống sản xuất ra không kịp đáp ứng với thay đổi nhu cầu thị trường, theo mùa vụ trong năm; chi phí cho kiểm định kiểm nghiệm giống còn cao nên phần lớn nông hộ chưa quan tâm đến kiểm định chất lượng hạt giống.

  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bọ nhảy hại rau

    Bọ nhảy là sâu hại quan trọng trên các loại rau họ hoa thập tự. Ấu trùng bọ nhảy gây hại rễ cây con, bọ nhảy trưởng thành gây thiệt hại bộ phận trên mặt đất của cây. Trong sản xuất rau họ thập tự hiện nay ở nước ta, biện pháp phòng trừ bọ nhảy chủ yếu vẫn dựa vào thuốc hoá học. Biện pháp này mang lại hiệu quả phòng trừ không cao do giai đoạn ấu trùng và nhộng tồn tại trong đất, và gây tác động tiêu cực tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Mặt khác, hiện nay nhu cầu về nông sản sạch của xã hội ngày càng gia tăng, đòi hỏi người sản xuất rau phải đổi mới kỹ thuật trồng trọt, phải có quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, tạo ra các sản phẩm an toàn. Một số nghiên cứu sử dụng chế phẩm nấm ký sinh tuy nhiên hiệu quả phòng trừ chưa cao. Trên thế giới, nhiều biện pháp đã được áp dụng trong phòng trừ bọ nhảy, như biện pháp sinh học, hóa học, canh tác, biện pháp sử dụng pheromone dẫn dụ. Trong đó bi

  • Nghiên cứu tạo sản phẩm từ rơm rạ dùng kiểm soát tảo trong ao nuôi thủy sản

    Nuôi trồng thủy sản theo hướng đảm bảo môi trường bền vững là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Với Việt Nam, vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi các sản phẩm chủ lực của chúng ta chủ yếu hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Trong nuôi trồng thủy sản, chủ động kiểm soát được tảo đồng nghĩa với việc đảm bảo môi trường tốt và giảm thiểu rủi ro khi dùng hóa chất. Mặc dù các nghiên cứu về kiểm soát tảo bằng hoạt chất tách chiết từ thực vật đã được tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên chưa có nhiều sản phẩm ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất. Việc lựa chọn đúng nguồn nguyên liệu và làm rõ các cơ sở khoa học đóng vai trò quan trọng. Nguyên liệu phải có thành phần chất kháng tảo tốt, ngoài ra các tiêu chí khác như mức độ sẵn có, giá thành và độ an toàn của nguyên liệu cũng cần được tính đến.

  • Ứng dụng công nghệ số trong nuôi ong bền vững

    Ngành nuôi ong Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tự nhiên tăng cao và tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, các thách thức về năng suất, chất lượng và truy xuất nguồn gốc đòi hỏi giải pháp bền vững. Công nghệ 4.0, với trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và blockchain, mang đến cơ hội chuyển đổi từ nuôi ong truyền thống sang hiện đại, minh bạch, đáp ứng tiêu chuẩn hội nhập quốc tế. Bài viết phân tích vai trò của công nghệ số trong phát triển ngành ong, những thành tựu đạt được và các rào cản cần khắc phục để đảm bảo phát triển bền vững.

  • Khi nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật

    Thời gian qua, cùng với ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm KH-CN Phú Yên (Sở KH&CN) thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho nông dân. Việc làm này không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ trong sản xuất, mà còn giúp nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận, nắm bắt kỹ thuật và KH-CN mới, chủ động áp dụng vào thực tiễn, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống.

  • Sở Khoa học và Công nghệ hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên họp bàn phương án sắp xếp tổ chức, bộ máy khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

    Sáng  05/6, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) 02 tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đã họp bàn phương án sắp xếp tổ chức, b

  • Tập huấn xử lý chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi cho nông dân

    Ngày 4/6, Trung tâm KH&CN (Sở KH&CN) phối hợp Hội Nông dân xã Hòa Định Đông và xã Hòa An (huyện Phú Hòa) tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật xử lý mùi hôi chuồng trại chăn nuôi heo, bò bằng chế phẩm vi sinh PYMIC cho 60 hộ nông dân ở hai địa phương này.

  • Hướng dẫn nông dân khử mùi hôi chuồng trại và sản xuất phân bón hữu cơ

    Ngày 27/5, Hội Nông dân huyện Tuy An phối hợp Trung tâm KH-CN (Sở KH&CN) tổ chức 2 lớp tập huấn về quy trình, kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh PYMIC khử mùi hôi chuồng trại và sản xuất phân bón hữu cơ quy mô nông hộ cho hộ chăn nuôi ở xã An Thọ và An Cư.

  • Gần 400 đại biểu tham gia hội thảo về chuyển đổi số và ứng dụng AI trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

    Chiều 22/5, tại TP. Tuy Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần MISA tổ chức hội thảo Chuyển đổi số và ứng dụng AI nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

  • Thúc đẩy cải thiện năng suất, chất lượng trong doanh nghiệp

    Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu số doanh nghiệp tăng từ 10-15%. Đón đầu cơ hội này, thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của ngành KH&CN, các doanh nghiệp tại Phú Yên đã chủ động đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, đồng thời tích cực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.

 
 

image advertisement

Đăng nhập